5 GÔN THỦ NỔI TIẾNG SINH NĂM DẬU: CÁ TÍNH ĐẶC BIỆT, TÀI NĂNG PHI THƯỜNG

Theo tử vi phương Đông, nét tính cách khái quát của những người sinh tuổi Dậu là kiên cường, thích thể hiện bản thân, chinh phục thử thách. Tuy "cứng đầu" và thích làm theo ý mình nhưng họ không bao giờ lùi bước và không có khái niệm bỏ cuộc. Thật trùng hợp, đây gần như là những nét tính cách cơ bản mà một vận động viên thể thao hàng đầu cần có. Có lẽ đó là một phần lý do khiến cho trong lịch sử của môn gôn có rất nhiều gôn thủ sinh năm Dậu đã "làm mưa làm gió". Sau đây là vài gương mặt tiêu biểu trong số đó...

 

JORDAN SPIETH - Sinh ngày 27/7/1993 (Quý Dậu)

Nếu phải chọn một gôn thủ đương thời sinh năm Dậu xuất sắc nhất, đó chắc chắn phải là tay gôn người Mỹ, Jordan Spieth. Năm nay mới 24 tuổi, Spieth là người trẻ nhất trong danh sách những hảo thủ tuổi Dậu của chúng ta tính đến lúc này, nhưng thành tích của anh hoàn toàn có thể khiến các huyền thoại “tiền bối” khâm phục. Đó là 2 danh hiệu vô địch Major tại The Masters và U.S. Open cũng như 1 chức vô địch FedEx Cup. Và tất cả đều đến trong năm 2015, tức chỉ 3 năm sau khi Spieth chuyển sang chơi chuyên nghiệp.

jordan-spieth-no-18-round-2-masters-2015

Với việc giành được chức vô địch U.S. Open khi mới 22 tuổi, tay gôn tới từ Texas cũng chính là gôn thủ người Mỹ trẻ tuổi nhất chiến thắng ở giải này từ sau huyền thoại Bobby Jones chiến thắng vào năm 1923. Những thành tích trên đã giúp Spieth chiếm giữ vị trí số 1 thế giới liên tục 26 tuần trong năm 2015. Vào tháng 4/2016, Spieth đã được tạp chí Time bầu chọn vào danh sách “100 nhân vật có ảnh hưởng nhất” với chú thích rằng anh là “minh chứng cho tất cả những gì tuyệt vời nhất ở thể thao”.

Spieth thi đấu không thật sự thành công trong năm 2016 khi chỉ có được 2 danh hiệu PGA Tour và trắng tay ở tất cả các giải Major. Anh đặc biệt để lại một cú sốc lớn với thất bại không thể tin được tại The Masters 2016 sau khi đã dẫn đầu với khoảng cách tới 5 gậy cho đến hết 9 lỗ đầu của ngày chung kết, nhưng đột ngột sa sút và tuột mất chiến thắng vào tay Danny Willet. Tuy nhiên, với những tài năng đã được ấn chứng, Spieth vẫn xứng đáng được xem là gương mặt sáng giá nhất của nền gôn Mỹ hiện nay từ sau kỷ nguyên Tiger Woods.

SIR NICK FALDO - Sinh ngày 18/7/1957 (Đinh Dậu)

Năm Đinh Dậu 1957 có một vị trí rất đặc biệt trong lịch sử môn gôn, đặc biệt là đối với thế kỷ 20. Vì đây là năm “sản xuất” ra hàng loạt huyền thoại trong làng gôn với số lượng nhiều khác thường. Có thể kể đến Seve Ballesteros, Payne Stewart, Nick Price, Bernhard Langer… và tất nhiên là cả Sir Nick Faldo. Tất cả họ đều đã xây dựng được cho riêng mình một vị trí riêng trong lịch sử gôn và cả trong Sảnh Danh Vọng bằng tài năng xuất chúng. Rất khó nói ai tài năng hơn ai trong “dải ngân hà” sinh năm Đinh Dậu này.

Chúng ta sẽ bắt đầu với Sir Nick Faldo, một trong những gương mặt nổi tiếng nhất, không chỉ bởi tài năng chơi gôn, mà còn vì phong thái điềm tĩnh quý tộc Anh điển hình trên sân và sự nổi tiếng của ông trên toàn thế giới với vai trò bình luận viên gôn được yêu thích trên các kênh truyền hình từ năm 2006 đến nay.

Sir-Nick-Faldo

"Thống trị" làng gôn trong suốt thập kỷ 90 với 29 danh hiệu European Tour và 6 chức vô địch Major (trong đó có 3 danh hiệu vô địch The Masters và 3 danh hiệu The Open Championship), Sir Nick Faldo được xem là gôn thủ xuất sắc nhất thế giới trong giai đoạn này và đã có tổng cộng 97 tuần chiếm vị trí số 1 trên SIR NICK FALDO Sinh ngày 18/7/1957 (Đinh Dậu) bảng xếp hạng gôn thế giới. Đến tận bây giờ, ông vẫn là gôn thủ châu Âu có nhiều danh hiệu Major nhất tính từ thời điểm sau thế chiến thứ hai. Chỉ duy nhất huyền thoại Harry Vardon là có nhiều danh hiệu Major hơn Sir Nick Faldo với 7 lần vô địch từ 1896 – 1914.

Với kỷ lục 11 lần tham dự Ryder Cup trong đội hình tuyển châu Âu đối đầu tuyển Mỹ, Sir Nick Faldo cũng là gôn thủ ghi được nhiều điểm nhất trong lịch sử giải đấu đồng đội này, tính cả ở 2 phe. Nhưng di sản lớn nhất của Sir Nick Faldo đối với gôn có lẽ chính là thái độ trân trọng của ông đối với môn thể thao này, thông qua việc tôn trọng đến tuyệt đối các quy tắc của gôn. Phong thái lịch lãm, luôn điềm tĩnh trong bất cứ tình huống nào trên sân của Sir Nick Faldo có thể xem là một minh họa cho bộ quy tắc ứng xử trong gôn.

Giám đốc điều hành PGA Tour Sandy Jones nhận xét về Sir Nick Faldo: “Những thành tích khiến ông trở thành gôn thủ người Anh thành công nhất mọi thời đại. Nhưng chính sự cống hiến và tận tâm với môn thể thao này mới thực sự là điều khiến ông khác biệt”. Nick Faldo thực sự là một “hiệp sĩ” trong thế giới gôn, đúng như tước vị mà Hoàng gia Anh đã phong cho ông vào năm 1998.

SEVE BALLESTERO - Sinh ngày 9/4/1957 (Đinh Dậu) – Mất ngày 7/5/2011

Một cái tên lớn khác sinh ra trong năm Đinh Dậu 1957 mà làng gôn phải nhắc đến là Seve Ballesteros, một trong những gôn thủ vĩ đại nhất của đất nước Tây Ban Nha. Dù không may phải qua đời khá sớm ở tuổi 54 do bị u não ác tính nhưng Seve Ballesteros đã để lại một di sản gôn đồ sộ. Gồm 5 danh hiệu vô địch Major và một con số khổng lồ 91 lần vô địch ở các hệ thống giải chuyên nghiệp, trong đó có kỷ lục vẫn chưa ai có thể vượt qua 50 lần vô địch ở European Tour trong sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp kéo dài từ năm 1974, khi ông mới 16 tuổi, đến tháng 7/2007.

Seve Ballesteros chính là một trong những cái tên đầu tiên chiếm vị trí số 1 trên bảng xếp hạng gôn thế giới khi hệ thống này mới được ra mắt vào năm 1986. Tổng cộng ông đã có 61 tuần giữ vị trí cao nhất trong làng gôn thế giới.

seve_ballesteros_v2

Trái với hình dung của phần lớn thế giới về tính cách sôi nổi của người Tây Ban Nha, Seve Ballesteros có phong thái khá lặng lẽ và khiêm nhường cả trên sân gôn lẫn trong đời thường. Nhưng ẩn dưới vẻ lặng lẽ đó là một lối chơi quyết đoán và thông minh không những giúp ông có được vô số thành công cá nhân mà còn giúp ông dẫn dắt tuyển Ryder Cup châu Âu lấy lại thế cân bằng trong cuộc đối đầu với tuyển Mỹ trong thập niên 80 và 90 của thế kỷ 20. Ông đã ghi tổng cộng 22,5 điểm sau 37 trận tại Ryder Cup trước tuyển Mỹ. Ở nội dung đấu cặp tại Ryder Cup, Seve cùng người đồng đội và đồng hương Jose Maria Olazabal đã tạo thành SEVE BALLESTERO Sinh ngày 9/4/1957 (Đinh Dậu) – Mất ngày 7/5/2011 cặp đôi thành công nhất lịch sử Ryder Cup với thành tích 11 trận thắng và 2 trận hòa sau 15 trận đã đấu.

Lee Westwood nhận xét: “Seve đã giúp gôn châu Âu được như nó ngày nay”. Vào ngày ông mất, nhiều trận đấu thể thao kể cả không phải gôn đều dành một phút mặc niệm, cho thấy Seve không còn đơn thuần là một gôn thủ, mà có sức ảnh hưởng lớn hơn nhiều trong làng thể thao thế giới. Các gôn thủ châu Âu gồm cả Sir Nick Faldo thậm chí còn đề nghị thay hình Harry Vardon trên logo của European Tour bằng hình Ballesteros. Và vào ngày 16/4/2015, chính quyền Tây Ban Nha đã thông qua quyết định đổi tên sân bay Santander Airport ở quê hương Seve thành sân bay Seve Bellesteros – Santander Airport.

PAYNE STEWART - Sinh ngày 30/1/1957 (Đinh Dậu) – Mất ngày 25/10/1999

Sẽ là thiếu sót rất lớn nếu trong danh sách những huyền thoại sinh năm Dậu của làng gôn không có Payne Stewart, một trong những tính cách thú vị nhất trong lịch sử gôn và cũng là một người sinh vào năm 1957 Đinh Dậu. Chuyển sang chơi chuyên nghiệp từ năm 1979, Payne Stewart đã khẳng định được rằng ông là PAYNE STEWART Sinh ngày 30/1/1957 (Đinh Dậu) – Mất ngày 25/10/1999 một trong những tài năng vượt trội nhất trong thế giới gôn thập kỷ 90 của thế kỷ trước dù không phải là mẫu gôn thủ có lối chơi ổn định cần cù.

payne-stewart-us-open-golf_3485137

Tổng cộng Payne Stewart đã có 25 chiến thắng ở các hệ thống chuyên nghiệp (11 danh hiệu PGA) và 3 danh hiệu Major gồm 2 lần vô địch U.S. Open các năm 1991 và 1999 cùng 1 danh hiệu PGA Championship năm 1989. Tuy nhiên, điều đặc biệt nhất mà Payne Stewart để lại không chỉ là những thành tựu của ông trên sân gôn, mà là tính cách sôi nổi đến mức gần như bốc đồng nhưng khẳng khái và can đảm cả trên sân lẫn ngoài đời.

Trên sân gôn, Payne Stewart thu hút mọi ánh nhìn với những bộ quần áo màu sắc sặc sỡ, đôi tất dài quá gối không lẫn vào đâu và một lối chơi ngẫu hứng giúp ông và cả khán giả nhiều lần “thăng hoa” với những cú đánh gần như không tưởng. Một trong những cú đánh ngẫu hứng nổi tiếng minh chứng cho tính cách của Stewart là ở lỗ số 5 tại sân St. Andrews ở vòng đầu giải Open Championship 1999. Khi đó vì bóng rơi trên đường và khuất tầm nhìn, Stewart đã quyết định đánh cú thứ 3 của ông bật vào bức tường đằng sau green lỗ 17 bật ra lại bụi cây, từ đó ông đã thực hiện thành công cú chip và giành par.

Tuy nhiên, đam mê thực sự của Payne Stewart là thi đấu dưới màu áo tuyển Mỹ tại Ryder Cup. Vì đó là cơ hội để ông thể hiện tình yêu nước nồng nàn của mình. Tình yêu màu cờ sắc áo của ông đôi lúc thậm chí hơi quá như khi ông tuyên bố rằng đội tuyển châu Âu “Về lý thuyết chỉ đáng làm caddie cho chúng tôi”. Trong những trận có Stewart góp mặt, tuyển Mỹ thắng 3, hòa 1, thua 1.

Nhưng dù khao khát chiến thắng, Stewart cũng lại là người rất biết phải trái và cao thượng. Tại Ryder Cup 1999, ông đã làm một việc mà sau đó đã được chọn là một trong những khoảnh khắc đẹp nhất lịch sử Ryder Cup. Khi đó ông đang trong trận đánh đơn trước Colin Montgomerie, người đã có một tuần khó khăn trước sự thù địch của khán giả Mỹ. Và khi biết chiến thắng đã chắc chắn thuộc về tuyển Mỹ, Stewart đã nhường cho Montgomerie cú putt cuối cùng lẽ ra có thể giúp ông giành lấy chiến thắng trong trận đó. “Vì tinh thần thể thao trong môn này là phải như thế”, Stewart lý giải đơn giản cho hành động của ông.

Vào thời điểm qua đời vào ngày 25/10/999 vì một tai nạn máy bay do ông tự lái, Stewart đang xếp thứ 3 trên danh sách những gôn thủ kiếm nhiều tiền thưởng nhất mọi thời đại và đang có tuần thứ 250 đứng trong top 10 trên bảng xếp hạng gôn thế giới. Để tưởng nhớ Payne Stewart, một trong những con người thú vị nhất môn gôn từng chứng kiến, một sân gôn mang tên ông đã được xây dựng ở Branson, bang Missouri quê ông vào tháng 7/2009 và khánh thành vào năm 2006 với mỗi lỗ gôn được đặt tên theo một kỷ niệm đặc biệt trong sự nghiệp của huyền thoại này. PGA cũng trao giải thưởng Payne Stewart hàng năm cho những gôn thủ có cá tính, phong cách thi đấu và tinh thần thể thao nổi bật nhất.

HALE IRWIN - Sinh ngày 3/7/1945 (Ất Dậu)

Lùi xa hơn một chút vào lịch sử, năm Ất Dậu 1945 sẽ mang tới cho chúng ta một gương mặt nổi bật khác của làng gôn được sinh ra đúng vào thời điểm kết thúc cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, một huyền thoại cho đến nay vẫn đang nắm giữ nhiều kỷ lục khó phá ở PGA Tour, gôn thủ người Mỹ Hale Irwin.

LOUISVILLE, KY - MAY 29: Hale Irwin hits his tee shot on the par 4 6th hole during the Senior PGA Championship presented by KitchenAid at Valhalla Golf Club on May 29, 2011 in Louisville, Kentucky. (Photo by Andy Lyons/Getty Images)

Một trong những kỷ lục có lẽ sẽ còn đứng mãi với thời gian của Hale Irwin là danh hiệu gôn thủ lớn tuổi nhất từng giành chức vô địch giải Major U.S. Open. Tay gôn đến từ bang Missouri đã xác lập kỷ lục ấy vào năm 1990, khi ông đã 45 tuổi. Đó là lần thứ 3 Irwin giành chiến thắng ở U.S. Open, và cũng là 3 danh hiệu Major trong cả sự nghiệp của ông. Chỉ có 4 người trong lịch sử U.S. Open từng có nhiều hơn Irwin 1 chức vô địch. Và chỉ có thêm Tiger Woods có thành tích ngang bằng ông.

Đến năm 1994, Hale Irwin ở tuổi 49 lại xác lập thêm kỷ lục là gôn thủ lớn tuổi nhất vô địch tại PGA Tour với chiến thắng tại giải MCI Heritage Golf Classic. Bắt đầu chơi gôn từ năm 4 tuổi, Irwin nhanh chóng trở thành ngôi sao ở hạng nghiệp dư trước khi chuyển sang chuyên nghiệp năm 1967. Và ông cũng nhanh chóng trở thành một trong những gôn thủ chuyên nghiệp hàng đầu thế giới trong thập niên 70 với 20 chức vô địch ở PGA Tour.

Ngoài ra, ông còn thi đấu ở nhiều hệ thống giải khác khắp nơi trên thế giới để qua đó gia nhập vào “câu lạc bộ” rất nhỏ và rất danh giá, chỉ gồm 5 gôn thủ, đã từng có được chức vô địch các giải đấu chuyên nghiệp trên khắp 6 lục địa của thế giới. Ngoài Irwin chỉ còn Gary Player, David Graham, Bernhard Langer và Justin Rose.

Đến tận bây giờ, ở tuổi 71 Hale Irwin vẫn còn đang tiếp tục thi đấu tại hệ thống giải “lão tướng” PGA Champions Tour, nơi ông một lần nữa đang giữ kỷ lục với 45 chức vô địch. Có vẻ như việc giành chiến thắng và xác lập các kỷ lục đã trở thành “thói quen khó bỏ” đối với gôn thủ tuổi Ất Dậu này. Hale Irwin đã được đưa tên vào Sảnh Danh Vọng của môn gôn, nơi xứng đáng nhất với ông, vào năm 1992.

Bài: Nguyên Chính / Ảnh: AFP, USGA / Nguồn: Tạp chí Golf Ngày Nay